Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động

Đăng vào ngày

     Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước với các quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa… mô hình bệnh lý tâm lý, tâm thần cũng có nhiều thay đổi.

     Đặc biệt có sự gia tăng của các rối loạn tâm lý, tâm thần ở trẻ em & vị thành niên như: rối loạn tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc hành vi,…

    Rối loạn tăng động (hội chứng ADHD) là rối loạn có đặc trưng: khởi phát sớm, sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, khó kiểm soát với thiếu chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong công việc và những đặc điểm hành vi trên lan tỏa trong một số lớn hoàn cảnh và kéo dài với thời gian.

     Cho đến nay phần lớn trẻ mắc rối loạn tăng động không được công nhận là đang bị bệnh. Đây là chứng rối loạn tâm lý phức tạp có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, và cả thành công của trẻ sau này..


dấu hiệu trẻ bị năng động


Dấu hiệu trẻ bị tăng động

     Theo một cuộc khảo sát rối loạn tăng động giảm chú ý ở HS tiểu học & THCS tại Hà Nội, kết quả: Trong số 6.308 học sinh được điều tra, có 402 trẻ được chẩn đoán xác định mắc hội chứng ADHD (tỷ lệ chiếm 6,37%). Trong đó: 253 trẻ nam (chiếm 62,93%) và 149 trẻ nữ (chiếm 37,07%)

- Tỷ lệ cao nhất ở trẻ 6 tuổi: 8,16%, thấp nhất ở trẻ 14 tuổi: 2,12%.

- Tỷ lệ ở học sinh tiểu học là 7,13%, cao hơn 4,71% học sinh THCS.


Yếu tố liên quan:

- Trong quá trình mang thai và sinh đẻ:

+ Trẻ sinh thiếu tháng: 10,7%

+ Trẻ sinh mổ: 8,96%

+ Mẹ nghén nặng: 2,99%

+ Trẻ phải can thiệp khi sinh: 2,74%

+ Trẻ ngạt khi sinh: 2,24%

+ Mẹ có vấn đề tâm lý: 1,24%

+ Mẹ uống rượu: 1,74%

+ Mẹ hút thuốc lá khi mang thai: 0,25%


- Một số yếu tố khác: Quan hệ giữa cha mẹ và trẻ; cuộc sống gia đình; thời gian cha mẹ dành cho trẻ; không thống nhất trong giáo dục trẻ; môi trường sống là những yếu tố có liên quan đến trẻ tăng động, giảm chú ý.


Dấu hiệu trẻ bị tăng động

- Hiếu động quá mức: Dễ thấy nhất ở trẻ tăng động là các bé không thể ngồi yên, luôn tìm cách đứng dậy, chạy nhảy xung quanh và thường liên tục ngọ nguậy hoặc vặn vẹo trong ghế nếu bị buộc phải ngồi xuống.

- Khả năng tập trung kém, chậm phát triển: Trẻ bị tăng động mắc chứng này sẽ gặp khó khăn trong việc chú ý ngay cả khi đang bị người lớn nhắc nhở, và thường gặp các chứng về nhận thức và các trạng thái chậm phát triển, đặc biệt về vận động và ngôn ngữ.

- Khó ngủ: Giấc ngủ của trẻ hay bị xáo trộn, khó ngủ, hay giật mình thức giấc… cũng là các dấu hiệu cần chú ý.

- Không kiểm soát được hành vi, cảm xúc: Trẻ bị tăng động rất dễ tức giận biểu hiện nổi nóng, giận dữ dễ dẫn đến các hành vi đánh nhau, xô xát với bạn bè và người xung quanh.

- Không hoàn thành nhiệm vụ: Trẻ bị tăng động bị giảm chú ý chính vì không tập trung dẫn đến hay quên và lơ đễnh, dễ bị phân tâm khi học bài, bỏ dở giữa chừng và quay sang thứ khác thu hút sự chú ý nhiều hơn.


Sự khác biệt giữa "Trẻ Tăng Động" & "Trẻ Hiếu Động":

dấu hiệu trẻ bị tăng động


LỜI KHUYÊN:

dấu hiệu trẻ bị tăng động


     Một trong những yếu tố mà ba mẹ có con mắc hội chứng ADHD cần đặc biệt chú trọng đó chính là chế độ dinh dưỡng, ngoài chế độ ăn giảm đường, đạm động vật, các mẹ cần bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày của trẻ các thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất. Đặc biệt bổ sung Omega 3 (DHA, EPA) để trẻ phát triển toàn diện và cải thiện được hội chứng tăng động, giảm chú ý ở trẻ.

     Dầu Sacha Inchi hiện đang là một trong những sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng nhất. Đây là loại dầu không kén đối tượng dùng, cả bà bầu, trẻ nhỏ hay người trưởng thành, người già đề dùng được. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, dầu sacha inchi chiết xuất 100% từ hạt sacha inchi nguyên chất có chứa hàm lượng rất cao các acid béo Omega-3 (DHA, EPA), Omega-6, Omega-9 và chất chống Oxy hóa cần thiết cho cơ thể, cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm bệnh tăng động ở trẻ nhỏ.

     Đối với trẻ, dầu sacha inchi không chỉ giúp phát triển trí tuệ và não bộ, tăng cường trí thông minh, khả năng phản xạ học tập mà còn hỗ trợ chức năng thần kinh, hạn chế sự rối loạn tăng động, trầm cảm, tự kỷ ở trẻ. Các mẹ có thể cho bé uống viên nang mỗi ngày hoặc dùng dầu kết hợp với salad, trộn mì, xào nhẹ, cho 1 muỗng vào cháo cho trẻ khi ăn…


dầu sacha inchi hạn chế tăng động tự kỷ

Dầu sacha inchi hạn chế sự rối loạn tăng động


     Nếu không được can thiệp sớm và đúng mức, trẻ bị tăng động sẽ khó hòa nhập với mọi người, dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường sau này. Mẹ hãy nhanh bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ và thử dùng dầu sacha inchi bên cạnh các liệu pháp khác sẽ giúp bé mau chóng lấy lại cân bằng và phát triển toàn diện nhé!


Nguồn:

https://vnexpress.net/infographics/cham-con/khac-biet-giua-tre-tang-dong-va-tre-hieu-dong-3452935.html

http://www.benhvientamthanhanoi.com/khao-sat-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-o-hs-tieu-hoc-thcs-tai-ha-noi

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên